Nợ chung trong thời kỳ hôn nhân giải quyết như thế nào?

  • Nếu quá mệt mỏi với thủ tục ly hôn, bạn có thể sử dụng dịch vụ luật sư hỗ trợ ly hôn nhanh trong 1 ngày chi phí chỉ từ 9.999.999 VNĐ. Liên hệ ngay hotline 1900.63.32.68 để được báo giá chi tiết.

Sau những buổi đàm phán và quyết định ly hôn, nhiều cặp đôi phải đối mặt với một thách thức mới: giải quyết nợ chung tích tụ trong thời kỳ hôn nhân. Không chỉ là những mảng nợ tài chính, mà còn là những cam kết và trách nhiệm chung đã được chia sẻ khi cả hai còn là một phần của một tổ ấm. Việc quản lý và giải quyết nợ trong tình huống ly hôn đòi hỏi sự nhạy bén, tính toàn diện, và thậm chí có thể tạo ra những thách thức đặc biệt. Vậy nợ chung trong thời kỳ hôn nhân giải quyết như thế nào?

Rate this post

1. Nợ chung trong thời kỳ hôn nhân được hiểu như thế nào?

Sau khi nam nữ đủ điều kiện kết hôn tiến tới hôn nhân và đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, quan hệ hôn nhân sẽ chính thức phát sinh. Hôn nhân của họ được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Cùng với sự thiết lập của quan hệ hôn nhân, việc đăng ký kết hôn còn kéo theo làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Đồng thời, các khoản nợ chung trong thời kỳ hôn nhân cũng là một trong các nghĩa vụ đặt ra đối với vợ chồng.

Nợ là một thuật ngữ thường được sử dụng trong trường hợp phải thực hiện một nghĩa vụ hoàn trả hay đền bù về tài sản, vật chất. Nợ có thể được định nghĩa là khoản phải hoàn trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan tại một thời điểm, phát sinh từ việc vay của chủ thể được phép vay theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo đó, nợ chung trong thời kỳ hôn nhân được hiểu là những khoản nợ phát sinh từ giao dịch của vợ chồng hoặc những khoản nợ đứng tên một trong hai bên vợ hoặc chồng sử dụng vì mục đích chung cho gia đình, con cái. Đối với những khoản nợ chung, vợ chồng phải có trách nhiệm cùng nhau trả nợ cho bên thứ ba theo quy định của pháp luật.

Công ty tư vấn luật hôn nhân gia đình, đảm nhận giải quyết khoản nợ chung

2. Cách xác định nợ chung trong thời kỳ hôn nhân

Nợ chung trong thời kỳ hôn nhân được xác định theo các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Căn cứ Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như sau:

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Trong đó, nhu cầu thiết yếu được định nghĩa theo quy định tại Khoản 20 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là: “Nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.”

Đối chiếu với các quy định trên, có thể thấy không chỉ nợ phát sinh từ những giao dịch do cả hai vợ chồng cùng xác lập mới là nợ chung.

Khoản nợ trong hôn nhân được quy định rõ ràng trong văn bản pháp luật

3. Có thỏa thuận nợ chung được không?

Theo Khoản 1 Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thì trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung. Nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Như vậy, vợ chồng ly hôn khi còn nợ chung hoàn toàn có quyền thỏa thuận, định đoạt về việc chia hay không chia, chia một phần hay toàn bộ khối tài sản chung của mình trong thời kỳ hôn nhân.

Pháp luật hiện nay đề cao sự thỏa thuận, ý chí của các bên. Nếu các bên không thể tự giải quyết, thỏa thuận với nhau thì có thể yêu cầu đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu.

4. Nguyên tắc giải quyết nợ chung trong thời kỳ hôn nhân giải quyết như thế nào theo pháp luật?

Căn cứ Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn như sau:

1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.

Dựa theo quy định trên, vợ chồng ly hôn không có nghĩa là các nghĩa vụ về tài sản của họ đối với người thứ ba đã chấm dứt.

Nói cách khác, dù đã ly hôn, hai bên vợ chồng vẫn phải tiếp tục cùng chịu trách nhiệm hoàn trả các khoản nợ chung trong thời kỳ hôn nhân.

Khi vợ chồng ly hôn, nợ chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ được giải quyết theo nguyên tắc được quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.

Theo quy định này, đối với những khoản nợ được xác định là nợ chung trong thời kỳ hôn nhân thì cả vợ và chồng cùng có nghĩa vụ phải trả.

Vợ chồng cùng với chủ nợ có thể thỏa thuận với nhau về nghĩa vụ trả khoản nợ chung đó.

Trường hợp không thỏa thuận được thì khi Tòa án nhận định một khoản nợ là nợ chung trong thời kỳ hôn nhân thì nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đó sẽ được chia đôi, mỗi bên vợ chồng phải trả một phần.

Tuy nhiên, dù theo thỏa thuận hay Tòa án giải quyết, hai bên vợ chồng vẫn phải đảm bảo việc thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thanh toán đối với các khoản nợ chung, đảm bảo quyền và lợi ích của người thứ ba có liên quan.

Khoản nợ trong hôn nhân, vợ chồng đều có trách nhiệm trả

5. Cơ sở pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014
  • Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình

Trong bối cảnh này, việc tìm kiếm lời giải cho vấn đề nợ chung thực sự là một câu hỏi khó. Nhận thấy vấn đề đó, Luật Hoàng Đức cung cấp dịch vụ luật sư ly hôn giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hôn nhân, kể cả vấn đề nợ chung. Nếu bạn còn đang loay hoay, thắc mắc nợ chung trong thời kỳ hôn nhân giải quyết như thế nào, bạn vui lòng liên hệ tới Luật sư tư vấn hôn nhân và gia đình qua TỔNG ĐÀI 1900633268 của Luật Hoàng Đức để được hỗ trợ và giải đáp.

Trân trọng./.

Avatar tác giả
Luật sư Nguyễn Huy Hoàng
Đã kiểm duyệt nội dung

Luật sư và Đấu giá viên Nguyễn Huy Hoàng, với 15 năm kinh nghiệm Luật sư, 05 năm kinh nghiệm đấu giá viên. Luật sư chuyên xử lý các vụ án dân sự, hình sự, kinh tế...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *